Momo Rabbit

5 điều mẹ cần biết về tình trạng hăm tã ở trẻ

24 tháng 05 2020
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THU

Chăm sóc, nâng niu và nhìn con yêu lớn lên từng ngày là niềm vui, niềm tự hào của ba mẹ. Thế nhưng, bé con của ba mẹ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, điều này cũng khiến hành trình cùng con khôn lớn gian nan hơn. Một trong số những vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng nhất chính là hăm tã. Với các bà mẹ nuôi con nhỏ, hăm tã dường như là tình trạng không ai muốn phải “đối mặt”. Cùng MomoRabbit tìm hiểu về hăm tã ở trẻ mẹ nhé.

1. Có phải tình trạng hăm tã nào cũng giống nhau?

Việc dùng tã giấy mang lại rất nhiều tiện lợi trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Song song với tiện lợi đó, là những hạn chế nhất định. Ví dụ, bé có thể gặp tình trạng hăm tã (hay còn gọi là viêm da tã lót). Điều đáng nói là, một số mẹ chưa hiểu rõ về tình trạng này, và còn khá chủ quan.

hăm tã  1

Hăm tã do nhiều nguyên nhân, triệu chứng cũng không hoàn toàn giống nhau

Không ít cha mẹ cho rằng, viêm da tã lót là tình trạng chung, chỉ cần bôi kem chuyên dụng là ổn. Đây là quan niệm sai lầm mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải. Bởi hăm da cùng mặc tã có nhiều loại khác nhau, với mỗi loại thì cách xử trí cũng khác nhau. Cụ thể:

- Hăm tã do kích ứng

Khi vệ sinh để thay tã cho bé, nhiều cha mẹ có thói quen dùng xà phòng, vì nghĩ rằng như vậy sẽ sạch hơn. Nhưng đây là cách không đúng hoàn toàn. Bởi làn da trẻ, nhất là trẻ sơ sinh còn rất mỏng, việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất sẽ khiến da khô. Khi mặc tã, vùng khô đó dễ dàng bị mẩn ngứa, gây hiện tượng viêm da.

Nếu cha mẹ thấy bé gặp trường hợp này, điều đầu tiên cần làm là dừng việc vệ sinh bằng xà phòng cho bé. Hãy sử dụng nước ấm, rửa thật sạch vùng mang tã, đảm bảo từng nếp nhăn trên da của bé không còn dính nước tiểu và phân. Chỉ sau vài ngày dừng xà phòng, cha mẹ sẽ thấy, hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thuyên giảm.

- Hăm tã do nấm

Khi bị nhiễm nấm, bé cũng có thể bị viêm da. Triệu chứng dễ nhận thấy là vùng mặc tã có những vết đỏ hoặc hồng và có viền trắng xung quanh. Viêm da do nấm thường bị nặng hơn ở khớp háng.

Khi bé gặp tình trạng này, cha mẹ nhớ thường xuyên rửa kỹ và nhẹ nhàng vùng viêm. Đồng thời, cần gặp bác sỹ để được kiểm tra kỹ và kê kem chống nấm.

- Hăm tã do vi khuẩn

Rất hiếm, nhưng không loại trừ vi khuẩn tụ cầu và strep có thể gây viêm da cho bé. Hiện tượng này xảy ra quanh hậu môn, vùng da đỏ tươi, sau đó có lớp vỏ vàng. Viêm da do vi khuẩn thường làm bé đau rát, khó chịu và quấy khóc. Với tình trạng này, cha mẹ nên đưa con đến bác sỹ để được điều trị thích hợp, tuyệt đối không dùng thuốc mỡ có kháng sinh bôi cho bé vì có thể làm nặng hơn.

- Hăm tã do dị ứng

Một số bé có làn da đặc biệt nhạy cảm, và bị dị ứng với một số thành phần có trong tã, gây nên hiện tượng viêm da. Biểu hiện của viêm da do dị ứng là vùng mặc tã có những nốt đỏ không đồng đều, bé ngứa ngáy khó chịu. Gặp tình trạng này, cha mẹ có thể đổi loại tã khác cho bé.

2. Có phải em bé nào cũng bị hăm tã?

hăm tã  2

Không phải em bé nào cũng bị viêm da tã lót

Cũng như những bệnh về da thông thường khác, không phải tất cả trẻ mặc tã đều bị viêm da. Theo thống kê, chỉ khoảng 50-60% trẻ gặp tình trạng này.

3. Hăm tã có nguy hiểm không?

Nói chung các bệnh về da thường gặp đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, do triệu chứng ngứa ngáy và có thể rát tùy vào 5 cấp độ hăm tã làm bé khó chịu.

hăm tã  3

Hăm tã không nguy hiểm, nhưng ngứa ngáy làm bé khó chịu và quấy khóc

Nếu bé bị viêm da vùng tã như các trường hợp kể trên, mẹ nên vệ sinh cho bé như hướng dẫn và theo dõi thường xuyên. Hầu hết các bé đều giảm triệu chứng chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, với một vài trường hợp tình trạng viêm da không xác định được nguyên nhân, hoặc không thuyên giảm khi áp dụng biện pháp đơn giản, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sỹ để được thăm khám và kê thuốc.

4. Hăm tã có phòng ngừa được không?

Ngoài các nguyên nhân gây hăm tã kể trên, có nhiều trẻ bị viêm da vùng mặc tã do cơ địa. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì mẹ cũng hoàn toàn có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ cho trẻ bằng cách:

hăm tã  4

Mẹ có thể phòng ngừa viêm da tã lót cho bé bằng một số thói quen

- Giữ vùng mông bé luôn khô thoáng: Sau khi bé đi vệ sinh, rửa sạch bằng nước ấm, để vùng mông được khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé nếu cần thiết. Hãy bỏ tã bất kỳ khi nào có thể, để bé được thoải mái và vùng mông tiếp xúc trực tiếp với không khí nhiều nhất.

- Sử dụng loại tã phù hợp, có khả năng thấm hút tốt: Không phải loại tã nào trên thị trường cũng phù hợp với bé, mẹ cần tìm hiểu kỹ. Hãy ưu tiên dùng loại có khả năng thấm hút tốt. Một loại tã được nhiều mẹ tin tưởng là MomoRabbit đến từ Hàn Quốc nhờ ưu điểm vượt trội là mỏng nhẹ, chun ôm khít và thấm tốt, không trào ngược.

- Thay tã thường xuyên: Cho dù bé không đi vệ sinh, mẹ cũng cần thay tã sau một thời gian như khuyến cáo của chuyên gia y tế. Bởi để bé mặc tã quá lâu, vi khuẩn dễ sinh sôi gây hăm bỉm.

- Sử dụng loại tã có thành phần lành tính: Những loại tã được sản xuất từ các thành phần lành tính rất tốt cho làn da nhạy cảm của bé, tránh được tình trạng viêm da do dị ứng.

5. Hăm tã có phân biệt giới tính không?

Nhiều người cho rằng bé gái thường bị hăm vùng mặc tã nhiều hơn bé trai do đặc thù của cơ thể. Hoàn toàn không phải vậy, tình trạng viêm da có thể xảy ra với tất cả các bé. Hiện tượng này do nguyên nhân bên ngoài, không liên quan tới giới tính của bé.

hăm tã  5

Tình trạng viêm da tã lót không phân biệt giới tính của trẻ

Trên đây là những vấn đề liên quan tới tình trạng hăm tã ở trẻ. Mẹ tham khảo để đề phòng trong trường hợp bé mắc phải sẽ không lúng túng và lo lắng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới việc cho bé mặc tã giấy, hãy liên hệ với MomoRabbit để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp.

Xem thêm: Bé bị hăm tã - mẹ phải làm sao?

MOMO RABBIT

Địa chỉ: Số 17 Ngõ 2 Quần Ngựa, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 024 23479797

Website: www.momorabbit.vn

Fanpage: MomoRabbit - Less is Better

Email: lienhe@momorabbit.vn

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy