Bé khóc dạ đề phải làm sao?
Bé khóc dạ đề là nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ. Dù đã làm nhiều cách khác nhau nhưng bé vẫn không ngừng quấy khóc khiến cha mẹ vô cùng sót ruột. Vậy hãy cùng Momo Rabbit tìm hiểu nguyên nhân bé khóc dạ đề và cách xử lý khi con rơi vào tình trạng trên nhé.
Thế nào là khóc dạ đề?
Khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, thường gặp nhất ở giai đoạn 2-3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi. Bé thường khóc nhiều vào buổi chiều, tối hoặc ban đêm.
Bé thường trằn trọc khó chịu, không chịu ngủ yên, hoặc đang ngủ thì giật mình khóc thét. Ngoài khóc dai dẳng, bé thường hay ưỡn người, trán vã nhiều mồ hôi, da nhợt nhạt, mặt gân đỏ, tay nắm chặt.
Mẹ có thể nhận biết bé khóc dạ đề qua những dấu hiệu sau:
-
Bé khóc kéo dài nhiều hơn 3 giờ/ ngày.
-
Bé khóc nhiều hơn 3 ngày/ tuần.
-
Bé khóc nhiều hơn 3 tuần/ tháng.
Khóc dạ đề ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của cả gia đình. Theo các bác sĩ nhi khoa, cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học cụ thể nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm và cũng chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân bé khóc dạ đề
Hiện tượng khóc dạ đề thường gặp nhất ở những bé sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi. Bé khóc dạ đề có thể xuất phát từ nguyên nhân hàng ngày bé không được chăm sóc đầy đủ như: ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày bé nghịch nhiều dẫn đến kích thích thần kinh hay do bé bị còi xương suy dinh dưỡng.
Mẹ cũng cần phân biệt khóc dạ đề với việc bé gào khóc do những nguyên nhân sau để có hướng can thiệp phù hợp, kịp thời, không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
-
Bé bị đau bụng: Khi mẹ thấy khoảng cách bình thường về thời gian và mức độ khóc trong ngày khác nhau, chẳng hạn như tâm trạng bé ổn định vào ban ngày nhưng lại quấy khóc kéo dài vào ban đêm, kèm theo các biểu hiện co chân, nắm tay, khóc thét, vùng bụng căng cứng thì đó có thể là dấu hiệu của việc bé bị đau bụng. Ngoài đau bụng, bé có thể bị đau ở những bộ phận khác trên cơ thể do viêm tai, loét miệng, hăm da. Nếu bé bị đau, quấy khóc kèm theo các biểu hiện như sốt, tiêu chảy, nôn ói, mẹ cần cho bé khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm vấn đề.
-
Tã hoặc quần áo quá chật: Điều này làm bé khó chịu, nếu tã quá chật có thể khiến bé bị trầy xước da hay hăm da dẫn đến bé bị đau và quấy khóc.
-
Bé bị đói hoặc khát: Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bú rất nhiều lần trong ngày, cho đến 3 tháng tuổi, khoảng cách giữa các lần bú sẽ là từ 2-4 giờ. Bé quấy khóc nhiều trong đêm có thể do bé bú chưa đủ no dẫn đến đói hoặc khát.
-
Bé gắt ngủ: Bé đã đến cơn buồn ngủ nhưng không thể đi vào giấc ngủ được mà liên tục trằn trọc, khó chịu, nhiều bé gắt ngủ sẽ gào khóc không ngừng trước khi vào giấc ngủ.
Bé khóc dạ đề phải làm sao?
Bé khóc dạ đề thường dai dẳng, ngày này qua ngày khác khiến cha mẹ rất lo lắng, bối rối, mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, trong các trường hợp bé vẫn bú tốt, không bị giảm cân, chiều cao cân nặng phát triển bình thường thì điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ khóc dạ đề là mẹ phải bình tĩnh và thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ có thể làm giảm sự khó chịu của bé bằng một số cách sau đây:
-
Nhẹ nhàng ôm bé vào lòng hoặc đặt bé nằm sát cạnh mẹ và vỗ về để bé cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm của mẹ.
-
Mẹ hãy hát ru bé bằng những bài hát ru hoặc cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng.
-
Để bé dễ đi vào giấc ngủ, mẹ hãy đặt bé trong một không gian yên tĩnh, êm ái, tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Có thể nhờ sự hỗ trợ của ti giả và tiếng ồn trắng để bé dễ ngủ hơn.
-
Thường xuyên massage toàn thân, đặc biệt là vùng bụng cho bé.
-
Mẹ nên cho bé bú đủ, không để bé bị đói, khát, cũng không nên ép bé ăn quá no. Khi bú xong mẹ nhớ vỗ ợ hơi để tránh tình trạng đầy bụng ở trẻ. Mẹ cũng nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái mỗi khi cho bé bú mẹ.
-
Mặc bỉm và quần áo thoải mái cho bé. Khi chọn bỉm, mẹ nhớ chọn loại mềm mại, mỏng nhẹ, thấm hút và thông khí tốt, tránh tình trạng hăm bí và kích ứng vùng da mặc bỉm. Mẹ có thể tham khảo bỉm dán Momo Rabbit - loại bỉm được thiết kế đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh, mang lại cảm giác thoải mái, mặc như không mặc cho trẻ.
-
Mẹ không tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ nhi khoa.
Tóm lại, bé khóc dạ đề không phải là tình trạng hiếm gặp, hiện nay chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng các cách kể trên để làm giảm sự khó chịu của bé. Mẹ cũng cần phân biệt được bé khóc dạ đề với việc bé khóc do những bất thường về sức khỏe. Nếu thấy bé khóc kéo dài, kèm theo sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, mệt lả…thì cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ngược lại, nếu bé khóc kéo dài nhưng sau đó trấn tĩnh, vui khỏe bình thường, bé vẫn bú tốt, phát triển ổn định thì mẹ không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh và chờ cho 3 tháng đầu đời của bé trôi qua nhé.
Để bé thoải mái và ngủ ngon giấc, không quấy đêm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp với bé là vô cùng quan trọng. Mẹ đã biết cách chọn bỉm cho bé chưa? Hãy tham khảo bài viết sau đây để được hướng dẫn nhé: Hướng dẫn chọn bỉm cho bé cho cha mẹ “tập đầu”.