Momo Rabbit

Cần làm gì khi bé đòi bú mẹ liên tục?

23 tháng 12 2021
Nguyen Hong Diep

Em bé của mẹ dù đã bú no nhưng vẫn thường xuyên đòi ti mẹ, phải chăng bé vẫn chưa no hẳn hay có vấn đề gì khác? Bé đòi mẹ nhiều như vậy liệu có để lại hậu quả gì không? Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng bé đòi bú mẹ liên tục? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Momo Rabbit mẹ nhé. 

Những lợi ích khi con bú trực tiếp

cần làm gì khi bé đòi bú mẹ liên tục?

Cho bé ti mẹ trực tiếp tăng sự gắn kết bền chặt giữa mẹ và bé

 

Các mẹ bỉm sữa hiện đại ngày càng chuộng việc cho bé bú bình thay vì bú mẹ trực tiếp bởi những lợi ích dễ thấy như điều chỉnh được lượng ăn mỗi bữa, chủ động trong việc sinh hoạt, cho bé làm quen sớm với bình sữa, dễ tách khỏi bé hơn khi mẹ đi làm.

Tuy vậy, bé được bú mẹ trực tiếp mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho cả mẹ và bé. 

Sữa mẹ tiết ra hoàn toàn theo nhu cầu ăn của bé. Bé có thể ăn nhiều, sữa mẹ cũng tự nhiên kích thích mà về nhiều hơn. Cho bé bú trực tiếp mẹ sẽ không phải gặp áp lực của việc kích sữa, vắt sữa, đảm bảo cơ thể vận hành một cách tự nhiên nhất. Bé bú mẹ cũng gia tăng sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Da kề da và những tiếp xúc trực tiếp giúp cho bé cảm nhận được sự che chở, thấy an tâm, thư thái hơn. Nhờ đó bé khi bú mẹ thường dễ ngủ gật, dễ điều hoà cảm xúc hơn. Cho bé bú mẹ trực tiếp mẹ cũng không cần phải lo nghĩ về việc bảo quản sữa vắt đúng cách, không phải có nhiều thiết bị lỉnh kỉnh, tủ lạnh riêng, hay việc phải đi rửa bình, dụng cụ liên tục. Sữa mẹ vắt ra cũng rất dễ bị biến chất, hỏng nếu mẹ sử dụng và bảo quản không đúng cách. 

Nỗi niềm của mẹ khi cho con bú trực tiếp

cần làm gì khi bé đòi bú mẹ liên tục?

Bé vẫn quấy khóc dù đã bú no khiến nhiều mẹ hoang mang lo sợ

 

Phương pháp nuôi con nào cũng có ưu điểm và nhược điểm song hành. Bên cạnh những lợi ích nêu trên, khi cho bé bú trực tiếp mẹ thường gặp những nỗi lo hàng ngày. 

Mẹ sẽ khó biết lúc nào bé đã bú đủ no. Điều này khiến nhiều mẹ rất hoang mang khi thấy bé khóc, nỗi sợ con đói tạo ra áp lực rất lớn trong việc chăm sóc con cũng như bản thân mẹ. Bé có thể đòi ti mẹ liên tục dù bé đã ăn no, khiến mẹ gần như không có thời gian rảnh để làm việc khác mà phải luôn ở gần bé. Nhiều bà mẹ thấy rất áp lực với việc này đến mức gây ra stress, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Nhiều mẹ khác thì lo rằng cho bé bú mỗi khi bé đòi có thể khiến bé hư, bé quấn mẹ, bé không thể tự ngủ. Những nỗi lo mơ hồ này khiến cho việc làm mẹ thực sự trở thành nỗi khổ tâm. 

Tại sao bé đòi bú mẹ liên tục kể cả đã no

cần làm gì khi bé đòi bú mẹ liên tục?

Có thể có nhiều nguyên nhân khiến bé thường xuyên đòi mẹ

 

Để giảm áp lực và lo âu, mẹ cần hiểu lý do bé liên tục đòi mẹ dù trước đó đã ăn đủ no. 

Để giảm các cơn đau

Bé có thể gặp các cơn đau, khó chịu, các vấn đề về tiêu hoá như đầy bụng, ợ nóng, đau bụng … Lúc này bé sẽ cần giải pháp để xoa dịu cảm giác khó chịu, đau đớn và đòi ti mẹ chính là cách bản năng nhất của bé.

Để trấn an tinh thần

Rất nhiều bé kể cả khi đã vài tháng tuổi vẫn rất dễ giật mình, hoảng hốt, bất an khi phải xa mẹ. Những cơn giật mình trong giấc ngủ, cảm giác chới với khi không có mẹ ôm ấp khiến bé sợ hãi. Lúc này bé sẽ muốn tìm ti mẹ, cảm giác được mẹ che chở để trấn an. 

Bé thực sự chưa ăn đủ no

Nhiều bé vào giai đoạn phát triển vượt trội hay thường gọi là wonder week sẽ có nhu cầu ăn tăng lên. Có thể vì một lý do nào đó mà bé chưa bú đủ trong 1 cữ nên vẫn còn cảm giác đói và cần bú thêm sau đó. 

Mẹ có thể làm gì khi bé đòi ti quá nhiều?

cần làm gì khi bé đòi bú mẹ liên tục?

Sử dụng cuốn, nhộng hoặc ti giả cũng giúp bé trấn an, bình tĩnh để không đòi mẹ liên tục

 

Khi mẹ đã hiểu được những nguyên nhân cơ bản của việc bé đòi bú mẹ liên tục, mẹ có thể lựa chọn các giải pháp khắc phục phù hợp. 

Trước tiên mẹ cần tìm hiểu xem bé có khó chịu hay bị đau ở đâu không. Vỗ ợ kĩ cho bé sau khi ăn no rồi mới đặt bé nằm để tránh bé đầy bụng, ọc sữa, khó chịu. Kiểm tra xem bé có các cơn co quắp có thể là tác nhân của tiêu hoá hay không hoặc xem bé có đang mọc răng không. 

Nếu bé chỉ có nhu cầu trấn an khi gặp phải các cơn giật mình khi ngủ, khó đặt xuống giường, có thể mẹ nên cho bé sử dụng ti giả để hỗ trợ. Ti giả sẽ giúp cho bé thoả mãn cơn thèm mút mát, tự trấn an khi bị giật mình. Mẹ cũng có thể dùng thêm chũn quấn để giảm giật mình khi bé đi ngủ. Căn cữ ăn của bé đều đặn để có giờ giấc sinh hoạt tốt hơn cho cả mẹ và bé, nhờ đó mẹ có thể loại bỏ nỗi lo bé bị đói mà quấy khóc. 

 

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đến 2 năm đầu tiên là cách tốt nhất để cho bé sự phát triển hoàn hảo trong tương lai. Với những điều được chia sẻ trong bài viết, Momo Rabbit hy vọng giúp mẹ bớt áp lực khi cho bé bú trực tiếp và có giải pháp khi bé đòi bú mẹ liên tục

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Lỗi giao diện: file 'snippets/popup-sapo.bwt' không được tìm thấy