Mách mẹ cách trị hăm bằng lá cây cho bé hiệu quả an toàn
Hăm da là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến cho trẻ khó chịu và đau đớn. Ngoài các sản phẩm trị hăm da hiện đại, nhiều gia đình vẫn áp dụng cách trị hăm bằng lá cây mang lại hiệu quả tốt. Vậy hãy cùng Momo Rabbit tìm hiểu những loại lá cây ngay trong vườn nhà có thể trị hăm cho bé nhé.
Cách trị hăm bằng lá cây cho bé vừa an toàn vừa hiệu quả
Hăm da tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu, ngứa ngáy và đau rát, bé quấy khóc cả ngày, thậm chí bỏ ăn, ngủ không ngon giấc. Cha mẹ cần điều trị cho bé càng sớm càng tốt. Bên cạnh việc bôi kem chữa hăm, cha mẹ có thể tắm cho bé bằng nước lá, trị hăm bằng lá cây là phương pháp vừa an toàn, lành tính lại mang đến hiệu tốt, cha mẹ có thể áp dụng ngay nhé.
Lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa hàm lượng lớn chất tannin, chất này giúp vùng da bị hăm của bé nhanh chóng hồi phục hơn và giữ cho da bé luôn khô sạch. Ngoài ra, tinh chất lysozyme trong lá trà xanh có thể giúp sát trùng da và đánh bay các vi khuẩn bám trên da bé.
Cách trị hăm cho bé bằng lá trà xanh:
-
Mẹ hái một nắm lá trà xanh tươi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có hại cho da bé.
-
Đun sôi lá trà xanh cùng với 1 lít nước sạch.
-
Sau khi nước sôi, mẹ bỏ lá, lọc lấy phần nước và pha thêm nước nguội để tắm cho bé.
-
Sau khi tắm bằng nước lá trà xanh, mẹ nên tráng lại người cho bé bằng nước sạch nhé.
Mẹ nên tắm cho bé bằng nước lá trà xanh khoảng 2 lần/ tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhé.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại cây thảo dược mọc hoang nhiều khắp mọi nơi nên khá dễ kiếm. Cỏ mần trầu có công dụng sát khuẩn, ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập vào da, cải thiện hăm da rõ rệt.
Cách trị hăm cho bé bằng cỏ mần trầu:
-
Mẹ chuẩn bị 1 năm cỏ mần trầu cùng 5gr muối trắng.
-
Mẹ rửa sạch cỏ mần trầu sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết chất bẩn và vi khuẩn.
-
Sau đó, mẹ đun sôi cỏ mần trầu cùng với 1 lít nước, khi nước sôi mẹ đun tiếp khoảng 10 phút nữa cho tinh chất trong cỏ thôi hết ra nước.
-
Mẹ để nguội và gạn lấy phần nước cho bé tắm. Cỏ mần trầu có khá nhiều lông tơ nên mẹ cần rửa và lọc kỹ để tránh làm bé bị ngứa nhé.
Lá khế
Lá khế có các tinh chất tự nhiên giúp kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn nên giúp giảm ngứa ngáy, giảm hăm rất hiệu quả. Không những trị hăm tốt mà lá khế còn “đánh bay” rôm sảy, viêm da ở trẻ nữa đó mẹ ạ.
Cách trị hăm cho bé bằng lá khế:
-
Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá khế, lưu ý chọn lá còn xanh và không bị sâu. Sau đó mẹ đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
-
Mẹ đun sôi lá khế với 1 lít nước sạch.
-
Sau khi nước sôi, mẹ vớt bỏ phần lá khế, lọc lấy phần nước dùng để tắm cho bé hoặc lau rửa phần da bị hăm cho bé.
Lá khế rất lành tính nên mẹ có thể đun nước tắm cho bé mỗi ngày cho đến khi hết hẳn tình trạng hăm da nhé.
Lá trầu không
Nhắc đến trị hăm bằng lá cây cho bé thì không thể bỏ qua cái tên lá trầu không rồi phải không nào? Lá trầu không là thảo dược giàu kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh mẽ, vì vậy lá có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn và hăm da hiệu quả.
Cách trị hăm cho bé bằng lá trầu không:
-
Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
-
Mẹ đun lá trầu không với 1 lít nước sạch.
-
Đợi nước sôi và lọc lấy phần nước tắm hoặc lau rửa phần da bị hăm cho bé nhé.
Lá kinh giới
Ngoài vai trò làm cây gia vị thì kinh giới còn được biết đến như một loại cây thảo mộc điều trị hăm ngứa khá hiệu quả. Trong lá kinh giới có chứa flavonoid cùng các tinh dầu tự nhiên nên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da rất tốt.
Cách trị hăm cho bé bằng lá kinh giới:
-
Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
-
Mẹ đun lá kinh giới với 1 lít nước sạch đến khi nước sôi.
-
Sau đó mẹ lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước để tắm cho bé.
Lưu ý: Với những bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ không nên tắm nước lá kinh giới cho bé. Nếu bé có các vết thương hở hay lở loét mẹ cũng không nên áp dụng phương pháp này đâu nhé.
Cây sài đất
Trong cây sài đất có chứa nhiều tanin và chlorophyll nên có tác dụng diệt khuẩn, trị viêm nhiễm, giảm mụn nhọt và làm mát da. Nếu bé bị hăm da, mẹ có thể tắm cho bé bằng nước cây sài đất sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách trị hăm cho bé bằng cây sài đất:
-
Mẹ chuẩn bị 1 nắm cây sài đất tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
-
Mẹ đun cây sài đất cùng 1 lít nước, đợi nước sôi.
-
Sau đó mẹ gạn lấy phần nước để tắm cho bé.
Lưu ý: Khi đun nước cây sài đất để tắm cho bé, mẹ nên dùng càng sớm càng tốt. Để lâu sẽ làm mất đi tác dụng của dược liệu và các tinh chất trong nước tắm.
Phòng tránh hăm cho bé bằng cách nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt hơn hết mẹ nên có các phương pháp phòng hăm cho bé chứ không nên để đến khi bé bị hăm rồi mới tìm cách điều trị. Thực tế, phòng hăm cho bé không hề khó, mẹ chỉ cần thực hiện những điều sau:
-
Vệ sinh sạch sẽ: Ngoài việc tắm hàng ngày thì mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé ngày 2-3 lần bằng nước ấm. Mẹ hãy lau rửa nhẹ nhàng, sau khi rửa xong mẹ hãy thấm khô bằng khăn sạch, mềm mại rồi mới mặc bỉm cho bé nhé.
-
Giữ da bé khô thoáng: Đóng bỉm cả ngày có thể khiến da bé bị bí bách và dễ bị hăm ngứa. Vậy mỗi lần mẹ thay bỉm cho bé, hãy “thả rông” cho bé khoảng 10 - 20 phút để da bé “thở” sau đó mặc bỉm mới cho bé nhé.
-
Thay bỉm cho bé thường xuyên: Thông thường, cứ 3-4 tiếng mẹ cần thay bỉm cho bé 1 lần cho dù bé chưa tè nhiều. Trường hợp bé tè đầy bỉm hay đi đại tiện thì mẹ cần thay bỉm cho bé ngay lập tức, đừng chần chừ nhé.
-
Chọn loại bỉm phù hợp với bé: Mẹ nên chọn cho bé loại bỉm uy tín, chất lượng, có khả năng thấm hút tốt và độ mềm mại nhất định. Bên cạnh đó thì mẹ cũng cần lưu ý cho bé mặc bỉm có size phù hợp với cân nặng tránh việc bỉm cọ sát vào da gây trầy xước da bé nhé. Mẹ có thể tham khảo bỉm Momo Rabbit - dòng bỉm “quốc dân” đến từ Hàn Quốc có khả năng ngăn ngừa hăm bí hiệu quả cho bé nhé.
-
Bôi kem chống hăm: Chỉ cần thực hiện 4 điều trên mẹ đã có thể phòng hăm cho bé rồi. Nhưng nếu cẩn thận hơn, sau mỗi lần vệ sinh cho bé, mẹ bôi thêm 1 lớp kem chống hăm mỏng sau đó mới mặc bỉm cho bé. Đây sẽ là lớp bảo vệ da bé khỏi chất thải, vi khuẩn và nấm ngứa.
Kết luận
Trị hăm bằng lá cây là phương pháp vừa an toàn, vừa tiết kiệm lại mang lại hiệu quả cao. Trên đây là một số loại lá cây lành tính, dễ kiếm ngay trong vườn nhà mà mẹ có thể sử dụng để trị hăm cho bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thêm lựa chọn trong việc điều trị hăm da cho bé yêu của mình từ thiên nhiên mà không cần dùng đến thuốc hay tác động của hóa chất nhé.
Khi bé bị hăm da, chắc hẳn mẹ sẽ băn khoăn không biết nên vệ sinh cho bé như thế nào để vừa sạch sẽ mà lại không làm đau con. Vậy hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết cách vệ sinh cho bé khi bị hăm nhé: Hướng dẫn mẹ vệ sinh cho bé bị hăm đúng cách.