Mách nhỏ mẹ cách cho bé bú bình không sặc cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện
Sử dụng bình sữa để cho bé ăn đã trở thành việc thường thấy khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cùng với đó là nỗi lo thường trực của bố mẹ với việc bé bị sặc, ọc sữa. Để hạn chế tối đa việc này, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của Momo Rabbit để giúp bé bú bình không sặc nhé.
Nguyên nhân của sặc sữa khi bú bình
Hiện tượng sặc sữa, ọc sữa, trào sữa khi bú bình thường xuyên xảy ra với các gia đình cho bé ăn bằng bình. Những nguyên nhân có thể kể tới dẫn đến tình trạng này gồm:
Sử dụng sai kích thước núm bình
Núm bình quá lớn so với độ tuổi của bé là nguyên nhân khiến bé dễ bị sặc sữa
Núm ti của bình được thiết kế với số lỗ và độ lớn khác nhau theo từng độ tuổi và khả năng của bé. Nhiều gia đình khi mua bình không tham khảo kỹ dẫn tới mua nhầm loại núm quá lớn so với bé.
Núm bình quá lớn với bé khiến lượng sữa chảy xuống quá nhiều, dòng sữa quá mạnh so với khả năng nuốt của bé khiến bé bị sặc, ọc sữa. Do đó khi mua bình bố mẹ cần chọn loại núm đúng với độ tuổi của bé, ngay khi phát hiện bé bị sặc cần phải kiểm tra núm bình xem đã đúng hay chưa, nếu cần thì phải đổi loại khác.
Sai tư thế
Tư thế uống ảnh hưởng tới lượng sữa bé nhận theo khả năng của mình
Tư thế nằm, ngồi uống sữa của bé rất ảnh hưởng tới khả năng bé có bị tràn ngược, ọc sữa hay không. Nhiều mẹ cho bé uống sữa ở tư thế nằm ngửa, bình hướng dọc rất nguy hiểm bởi bé không thể tự kiểm soát được lượng sữa đi vào miệng dẫn đến sặc sữa. Khi cho bé uống sữa bằng bình mẹ nên để bé ở tư thế nghiêng đầu cao hơn bụng với bình đặt nghiêng sao cho sữa luôn xuống đều nhất hoặc cho bé uống sữa ở tư thế ngồi với bình nằm ngang.
Do chứng trào ngược
Các nguyên nhân bệnh lý cũng cần tính tới khi tìm nguyên nhân sặc sữa
Nhiều bé mặc dù được cho ăn ở đúng tư thế và dụng cụ phù hợp nhưng vẫn dễ sặc, ọc sữa là bởi cơ chế của van thượng vị của bé còn chưa hoàn thiện, dễ xảy ra trào ngược. Ngoài ra dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên khi uống sữa bé nuốt phải không khí cũng khiến bé bị đầy hơi, trào ngược. Để khắc phục bố mẹ cần cho bé nhiều nhịp khác nhau, giữa mỗi lần bố mẹ giúp bé vỗ ợ hơi để thoát khí ra ngoài.
Các cách giúp bé bú bình không sặc
Với các nguyên nhân chủ yếu nêu trên, Momo Rabbit mách mẹ một vài mẹo nhỏ để cho bé bú bình không sặc cực kỳ dễ áp dụng:
Cho bé bú bình đúng tư thế
Tư thế đầu cao hơn bụng giúp bé không bị trào ngược
Luôn đặt đầu bé cao hơn bụng khi nằm trên tay bố mẹ hoặc cũi nôi. Làm như vậy sữa sẽ chảy xuống dạ dày tốt hơn, ngăn ngừa trào ngược. Ngay cả khi bé đang dreamfeed khi ngủ, cách này cũng giúp bé không bị sặc sữa do lượng sữa lớn đi vào đường tiêu hoá.
Sau khi cho bé uống sữa, mẹ hãy ôm bé lên ngực, đặt đầu bé tựa vào hõm vai và vỗ nhẹ vùng lưng phía trên cho bé. Cách này giúp bé dễ tiêu hoá, ngăn trào ngược và ợ hơi để tránh đầy bụng.
Sau khi vỗ ợ hơi mẹ chưa nên đặt bé nằm ngay mà nên bế bé thêm 1 lúc nữa ở tư thế thoải mái, tránh nô đùa hay vận động mạnh để tránh trường hợp ọc sữa, trào sữa.
Cho bé bú theo từng nhịp
Mẹ nên ngất nhiều nhịp để bé không bị quá đầy hơi liên tục
Đây là cách hiệu quả nhất để bé bú bình không sặc, ọc sữa. Lượng sữa đưa vào được chia làm nhiều đợt khác nhau, giữa mỗi đợt bé được ợ hơi để đẩy khí thừa đã nuốt phải ra ngoài. Cách này đồng thời cũng hạn chế được tình trạng trào ngược tự nhiên của bé.
Mẹ có thể để bé ở tư thế bế ngửa đầu cao, bụng thấp hoặc tư thế ngồi đều được. Sau khi đưa núm bình vào miệng bé mẹ hãy quan sát nhịp uống của bé, cứ cách một vài nhịp nuốt mẹ lại nghiêng bình ra và giúp bé ợ hơi một chút rồi lặp lại cho đến khi hết sữa hoặc bé ngưng bú.
Luôn giữ bình sữa và quan sát bé
Luôn quan sát bé trong quá trình cho bé uống sữa để phản ứng kịp thời khi bé bị sặc sữa
Nhiều bố mẹ chủ quan để bé nằm uống sữa trên gối chống trào hay nằm trên giường với bình sữa đặt trên chăn, gối. Việc này rất sai lầm bởi bố mẹ sẽ không kiểm soát được những tình huống bất thường xảy ra với bé. Những cơn sặc đột ngột, trào ngược hoặc bé ngưng uống mà sữa vẫn chảy vào thực quản có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Do đó, khi cho bé uống sữa bằng bình bố mẹ cần luôn là người cầm bình sữa, điều chỉnh độ nghiêng, độ chảy của sữa, quan sát nhịp nuốt của bé, xem bé có gặp khó khăn gì với tốc độ chảy của sữa hay trong việc nuốt không và dấu hiệu cho thấy bé đã muốn ngưng uống. Chỉ có như vậy bố mẹ mới có thể kịp thời xử lý khi xảy ra vấn đề bất thường và giúp bé bú bình không sặc.
Cách xử lý khi bé bị sặc khi bú bình
Khi bé bị sặc sữa trước tiên mẹ cần bình tĩnh và xử lý từng bước một để giúp bé thoải mái hơn
Tất cả các phương pháp và cách thức chỉ giúp hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa khi bú bình của bé chứ không thể loại bỏ hết các nguy cơ, do đó bố mẹ cũng cần biết cách để xử lý khi bé bị sặc sữa.
Khi bé bị sặc sữa, bố mẹ hãy nâng bé lên tư thế ngồi để bé ho và trớ sữa ngoài. Nếu bé có dấu hiệu khó thở hãy tìm cách giúp bé hút sữa ra khỏi khoang mũi, miệng. Bé có dấu hiệu tím tái bố mẹ hãy đặt bé ở tư thế nằm úp trên tay và vỗ nhẹ vào lưng. Trong tình huống bé vẫn còn bị sặc và khó thở bố mẹ cần khẩn trương gọi y tế hoặc đưa bé đi viện, trong khi vẫn lặp lại các bước trước đó.
Lựa chọn cho bé bú bình là giải pháp thường thấy của những gia đình hiện đại. Để giúp bé bú bình không sặc và tránh những rủi ro của việc sặc sữa, bố mẹ hãy áp dụng triệt để những cách được nêu trong bài viết. Hy vọng những thông tin hữu ích Momo Rabbit mang tới sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn khi chăm sóc bé yêu mỗi ngày.
Bài viết liên quan:
- Kết hợp sữa ngoài khi nuôi con bằng sữa mẹ nên hay không?
- Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh không thể thiếu những vật dụng này
- Pha sữa đúng cách cho bé, mẹ đã biết?
Bình luận (1)
Loyakib Trả lời
25/06/2022Amoxicillin For Chlymidia Gguenq https://newfasttadalafil.com/ - where to buy cialis online forum Cialis order cialis cheap Gnpyea Vuroos Propecia Msd Kaufen https://newfasttadalafil.com/ - cialis with dapoxetine Detlog cialis define