Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Sau khi ra đời, cuống rốn của bé cần thời gian để khô và rụng. Thời gian rụng rốn của các bé khác nhau dựa trên cơ địa và điều kiện chăm sóc của mẹ. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh nhé.
Cuống rốn khi nào thì rụng?
Cuống rốn rụng trong khoảng 5-15 ngày sau khi sinh
Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt thai kỳ, là điểm nối giữa mẹ và bé. Khi bé ra đời, dây rốn sẽ được kẹp và cắt bỏ, chỉ để lại 1 đoạn 2-3cm trên người bé. Phần cuống rốn này lúc đầu có màu vàng và sáng bóng. Khi khô sẽ chuyển sang màu xám, xanh hoặc đen. Từ sau khi sinh ra, cuống rốn sẽ cần 5-15 ngày để khô hẳn và rụng xuống. Thời gian này là khác nhau ở mỗi em bé do cơ địa và tính chất dây rốn. Mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy bé chậm rụng cuống rốn, chỉ cần tiếp tục duy trì vệ sinh và giữ cho cuống rốn sạch là đủ.
Chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Giữ rốn sạch, khô, thoáng trước và sau khi rụng
Trước khi dây rốn rụng
Sau khi bé chào đời, phần dây rốn sẽ được kẹp để giữ cho cuống rốn sạch sẽ. Mẹ cần lưu ý thường xuyên vệ sinh khu vực rốn cho bé, ít nhất 1 lần/ngày bằng khăn mềm, cồn y tế, nước muối sinh lý. Nhiều gia đình cẩn thận chỉ lau người mà không tắm cho bé vì sợ cuống rốn bị ướt. Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng mà vẫn có thể tắm cho bé bình thường, chỉ cần lau khô và vệ sinh sạch cuống rốn cho bé sau khi tắm là được. Khi cuống rốn bị dính bẩn mẹ hãy nhẹ nhàng vệ sinh bằng nước, lau nhẹ bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý và để khô thoáng.
Mẹ cần hết sức cẩn thận khi mặc quần áo cho bé, tránh va chạm, cọ xát vào phần cuống rốn có thể gây đau, chảy máu dẫn tới viêm nhiễm cho bé. Khi mặc tã, bỉm mẹ lưu ý gập phần mép xuống dưới cuống rốn, tránh để tã bỉm đè lên cuống rốn. Momo Rabbit khuyên mẹ không nên sờ vào cuống rốn hoặc bôi các thảo dược dân gian vào vùng rốn của bé. Lòng bàn tay cũng như các loại thảo dược chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể yếu ớt của bé. Mẹ nên để cho cuống rốn được rụng tự nhiên. Trong trường hợp thấy chảy máu, chảy nước vàng mẹ cần lưu ý để đưa bé đi thăm khám kịp thời.
Sau khi dây rốn rụng
Rốn sẽ cần 5-7 ngày để khô hoàn toàn sau khi dây rốn rụng. Trong thời gian này có thể mẹ sẽ thấy một chút máu chảy ra, nhưng điều đó không có gì đáng ngại. Chỉ khi tình trạng đó kéo dài hàng tuần mẹ mới cần đưa bé đi khám bác sĩ. Mẹ cần tiếp tục giữ vệ sinh vùng rốn cho bé cho đến khi hoàn toàn khô hẳn.
Các dấu hiệu cho thấy cuống rốn của bé bị nhiễm trùng
Mẹ lưu ý quan sát cuống rốn thường xuyên để không bỏ qua các dấu hiệu bất thường
Chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh không cẩn thận rất dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng rốn. Khi thấy bé có các dấu hiệu sau, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời:
-
Bé bị sốt
-
Cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ
-
Da xung quanh rốn đỏ và mềm
-
Bé khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn
-
Cuống rốn bị sưng và chảy máu
Lưu ý chọn tã/bỉm trong giai đoạn sơ sinh
Sử dụng bỉm mềm mại, ngừa hăm Momo Rabbit để cuống rốn của bé không bị tổn thương
Giai đoạn tháng đầu tiên sau khi ra đời cũng trùng với thời điểm rụng rốn của bé. Để góp phần cho việc chăm sóc rốn của bé dễ dàng hơn, mẹ nên lưu tâm đến việc chọn tã/bỉm phù hợp.
Sử dụng miếng lót sơ sinh là lựa chọn thường thấy của nhiều gia đình khi kết hợp cùng với quần tã. Bộ đôi này rất tiện lợi, dễ thay và rẻ tiền, đặc biệt trong giai đoạn bé đi ngoài phân su và có lượng chất thải chưa lớn. Mẹ lưu ý chọn loại quần tã vừa vặn, không kích ứng da, có phần cạp có thể điều chỉnh tránh đè lên rốn của bé.
Mẹ cũng có thể chọn các loại bỉm dán phù hợp với cân nặng và vóc dáng của bé. Lưu ý chất liệu bỉm mềm mại, nguyên liệu an toàn, không gây kích ứng da. Những loại bỉm có thành phần giúp chống hăm tốt như Momo Rabbit rất đáng để mẹ đầu tư giúp bé vừa sạch sẽ, thoải mái, vừa không gặp phải các vấn đề về da.
Chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết trong giai đoạn đầu đời của bé. Với các kiến thức trong bài viết, Momo Rabbit tin rằng mẹ đã tự tin hơn khi chăm sóc rốn cho bé và không mắc phải những lỗi sai dẫn tới tổn thương rốn của bé.