Trẻ khóc đêm - Nguyên nhân và cách giải quyết
Giải mã tiếng khóc của trẻ luôn là vấn đề khiến các bậc làm cha mẹ đau đầu. Trẻ khóc đêm càng khiến việc chăm sóc bé vất vả, mệt nhọc với nhiều gia đình. Để Momo Rabbit giúp bố mẹ chỉ ra các nguyên nhân phổ biến và cách giải quyết phù hợp nhất về vấn đề này nhé.
Nguyên nhân trẻ khóc đêm
Trẻ khóc đêm nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và thể chất về sau
Tuỳ vào từng độ tuổi của bé mà tần suất, mức độ khóc ban đêm khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến có thể kể tới bao gồm:
Bé bị đói: Các bé sinh ra với dạ dày rất nhỏ nên chỉ chứa được lượng nhỏ sữa mỗi lần ăn. Điều này khiến cho các cữ ăn của bé thường rất gần nhau và bé nhanh đói. Tình trạng này sẽ kéo dài cho tới khi bé có thể ăn một lượng đủ lớn để có thể duy trì giấc ngủ 7-10 tiếng mà không cần thức giấc.
Bé bị lạnh hoặc nóng: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Nhiệt độ phù hợp nhất cho các giấc ngủ của bé là vào khoảng 25-26 độ C. Trong trường hợp bé bị quá lạnh do nhiệt độ hạ về đêm, có gió lùa hay bé bị quá nóng do quần áo nhiều, bí hơi … bé sẽ khó chịu, thức dậy và khóc.
Bỉm bé bị ướt: Bỉm ướt sẽ khiến bé khó chịu, lạnh nên mẹ cần thường xuyên kiểm tra và thay bỉm cho bé trong đêm. Tốt nhất mẹ nên thay cho bé đồng thời với các cữ ăn đêm để không phải thức dậy quá nhiều.
Bé bị đau: Nguyên nhân đau có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể đó là cơn co colic hoặc cơn đầy hơi. Cũng có thể bé bị côn trùng cắn hoặc bị giun quấy.
Bé đang trong tuần khủng hoảng: Giai đoạn wonder week thường kèm theo các cơn khóc đêm bất thường. Nguyên nhân có thể do bé đang học hỏi kỹ năng mới và bị kích thích khiến giật mình tỉnh giấc.
Bé bị bệnh: Các bệnh lý viêm nhiễm rất dễ gây ra các cơn đau hoặc khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bé khóc đêm.
Khi nào trẻ khóc đêm là đáng lo ngại?
Khi trẻ khóc có kèm các dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa bé đi khám
Phần lớn các tình huống trẻ khóc đêm đều không đáng ngại và sẽ qua đi nhanh chóng theo thời gian. Tuy nhiên nếu bé khóc đêm quá nhiều đi kèm các biểu hiện bất thường như co quắp, rướn người, tím tái bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra việc khóc đêm quá nhiều của bé cũng ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của bé cũng như sức khỏe của mẹ và người chăm sóc. Do đó, khi bé khóc đêm nhiều bố mẹ nên có phương án khắc phục.
Bố mẹ có thể làm gì khi trẻ khóc đêm
Sự hỗ trợ đúng cách của bố mẹ sẽ giúp giảm bớt tình trạng khóc đêm
Khi trẻ khóc đêm bố mẹ trước tiên cần hết sức bình tĩnh để phân biệt nguyên nhân, từ đó có cách xử lý phù hợp. Loại bỏ dần các nguyên nhân như bé có đói, lạnh hoặc nóng, bỉm ướt bẩn hay không. Thay bỉm sạch, điều chỉnh nhiệt độ, cho bé ăn là những việc thông thường mẹ có thể áp dụng. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý đến các nguyên nhân gây đau đớn, khó chịu cho bé. Kiểm tra các vùng da hở, chăn gối xem có côn trùng cắn bé hay không. Kiểm tra các dấu hiệu cơ thể xem bé có bị đau, tổn thương, mẩn đỏ … hay không.
Mẹ có thể nhẹ nhàng bế bé lên để vỗ về. Tránh việc bế đột ngột khiến bé mất thăng bằng càng khiến tình trạng khóc gia tăng. Đồng thời tuyệt đối tránh rung lắc bé có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng vùng não tuỷ. Mẹ cũng có thể thay đổi không gian bằng cách bế bé sang chỗ nằm khác, phòng khác hoặc nhờ người khác giúp bế bé. Lưu ý việc thay đổi cường độ ánh sáng, nóng lạnh hoặc quá nhiều tiếng ồn cũng có thể khiến bé khó trấn tĩnh hơn.
Nếu tình trạng khóc đêm của bé diễn ra quá nhiều, mẹ nên nhờ người khác giúp chia sẻ việc chăm sóc bé để có thời gian nghỉ ngơi tránh áp lực, mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt ban ngày, hạn chế các nguồn kích thích quá mạnh trước giờ đi ngủ cũng là những việc mẹ có thể làm để giúp cải thiện giấc ngủ đêm, tránh giật mình, quấy khóc về đêm.
Để cải thiện tình trạng trẻ khóc đêm đòi hỏi nhiều sự thấu hiểu và chăm sóc từ phía bố mẹ. Cùng những thông tin cung cấp trong bài viết, Momo Rabbit mong muốn được đồng hành cùng bố mẹ mang tới những giấc ngủ đêm trọn vẹn, ngon giấc cho các thiên thần bé bỏng.